Top bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Các bài mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Sơ đồ tư duy Bài ca ngắn đi trên bãi cát

#phantichbaicanganditrenbaicat #danybaicanganditrenbaicat #sodotuduybaicanganditrenbaicat

Bài ca ngắn đi trên bãi cát phân tích

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa – Một đời chỉ biết cúi đầu trước cái đẹp, đó là câu nói của Cao Bá Quát, người nổi tiếng văn hay chữ tốt, nhà thơ trung đại nổi bật trong văn học Việt Nam. Cao Bá Quát, tên tự là Chu Thần, biệt hiệu là Mẫn Hiên, ông là người văn võ song toàn, để lại cho đời hơn 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi trong đó có 11 bài được viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kì.

Hình ảnh Cao Bá Quát đã được xuất hiện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, hiện lên là con người có tài năng, có trí tuệ lớn, biết cảm hóa những tâm hồn lầm lạc lỡ bước. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân đã khắc học thật rõ nét một trong những cây bút văn chương trang trọng của nền văn học nước nhà.

Trong số những bài thơ tác giả đã để lại thì tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát là tác phẩm tiêu biểu, bài thơ đã khắc họa hình ảnh con đường công danh đầy gập ghềnh gian nan, cùng với sự khổ nhục khó khăn của những người mải mê tìm kiếm lợi danh, xây dựng con đường hoạn lộ cho mình.

Đọc tác phẩm chúng ta có thể thấy hiện lên hình ảnh con người mải mê tìm kiếm lợi và danh để lại tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Bãi cát dài, lại bãi cát dài

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dùng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Hình ảnh bãi cát nổi bật trong tác phẩm tượng trưng cho con đường công danh nhiều gập ghềnh, trắc trở, hết bãi cát này nối tiếp bãi cát khác, quả thật để chinh phục con đường danh lợi thật không dễ dàng bởi cứ mỗi lần con người cố gắng thì mỗi lần có cảm tưởng như bị đẩy lại phía sau: Đi một bước như lùi một bước. Trên con đường công danh, con đường hoạn lộ gian nan ấy, người lữ khách không tìm thấy đâu là đích đến, đâu là là điểm dừng bởi cứ mỗi lần di chuyển là một lần gặp khó khăn trắc trở.

Những câu thơ đầu của Sa hành đoản ca mở ra một hiện trạng, một cảnh ngộ và cũng là sự lên tiếng đầy bức xúc, bức bối của nhân vật trữ tình. Không gian và thời gian từ những câu thơ trên như dồn nén, như muốn đẩy người lữ khách vào con đường bế tắc cùng cực. Người lữ khách kia phải chăng chính là hình ảnh một thời của Cao Bá Quát trong giai đoạn ông phải xây dựng con đường quan lộ đầy khổ cực gian nan.

Thấu hiểu được điều đó, là một người kiên trì bền gan, Cao Bá Quát không bào giờ nản chí lùi bước bởi trong thâm tâm ông hiểu rằng nếu như không tiến lên thì ắt sẽ lùi xuống, nếu trước khó khăn không dũng cảm đương đầu thì không bao giờ đạt được thành tựu bền vững truyền lại cho hậu thế ngày hôm nay. Hình ảnh Bãi cát dài khiến ta liên tưởng đến những khó khăn, trắc trở mà bất cứ ai cũng phải gặp trên đường đời, và trên con đường đó nếu mỗi con người không giữ vững ý chí của mình thì chắc chắn sẽ cầm chắc thất bại.

Để có thể giãi bày nhiều hơn về những khó khăn mà tác giả đang gặp phải ở những câu thơ tiếp theo đã bộc bạch tâm trang của người trong cuộc, đó là tiếng thở than, oán trách bởi ý thức sâu sắc mâu thuẫn giữa khát vọng hoài bão với thực tế trái ngang, éo le:

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối giận khôn vơi!

Xưa nay phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu giá hơi men thơm quán rượu

Người say vô số tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?.

Qủa thực nhưng câu thơ trên đã phần nào giãi bày tình cảnh éo le của tác giả khi phải theo đuổi con đường danh lợi. Nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác mình, theo đuổi công danh và ước muốn trở thành ông tiên có phép ngủ kĩ:

Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!.

Nhịp thơ thay đổi liên tục (3/5, 4/3) thể hiện sự gập gềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho sự chán nản, mệt mỏi của người đi đường. Danh và lợi ở cuộc đời này là hai thứ rất quan trọng đối với đời người, và có lẽ cuộc đời con người mãi mãi về sau sẽ theo đuổi hai thứ đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm có lúc cũng đã cảm thấy mình thoát khỏi vòng danh lợi sau những tháng năm làm quan trong triều, ông viết:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao,

Nếu Cao Bá Quát chật vật bởi con đường danh lợi, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm khước từ nơi vinh hoa phú quý, nơi ồn ã tấp nập của chốn quan trường để hòa mình vào cuộc sống bình dị giản đơn của một lão nông ngày thường.

0コメント

  • 1000 / 1000