Phân tích Tự Tình 2 chi tiết nhất

Các bài mẫu phân tích Tự Tình 2 của tác giả Hồ Xuân Hương dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 bài phân tích bài thơ Tự Tình 2 hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý phân tích Tự Tình 2

Sơ đồ tư duy Tự Tình 2

#phantichtutunh2 #danytutinh2 #sodotuduytutinh2

Phân tích bài Tự Tình 2 lớp 12

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ hiếm hoi và nổi bậc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam. Bà xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học, sớm tiếp cận với sách vở và văn chương. Hồ Xuân Hương là người đa tài, đa tình, phóng túng, giao thiệp rộng rãi nhưng cuộc đời, tình duyên lại gặp nhiều trái ngang, bất hạnh. tất cả những tâm sự bà đều gửi gắm hết cả vào trong những vần thơ.

Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Bài thơ “Tự tình II” là một trong những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Hồ Xuân Hương.

“Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ là lời tự bộc lộ tâm tình của tác giả, tập trung thể hiện cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ trước cảnh đời trái ngang.

Mở đầu bài thơ là bối cảnh không gian, thời gian làm nảy sinh, bộc lộ tâm trạng.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”.

Thời gian là đêm khuya thanh vắng (quá nửa đêm). Đây là lúc con người thường rời khỏi cuộc sống bề bộn, đối diện với chính mình, sống thật với tâm hồn mình. Không gian hiện lên với tiếng trong canh văng vẳng điểm từng canh một. Tiếng trong canh tưởng sẽ làm không gin rộn rã lên nhưng ngược lại, nó khiến cho không gian càng thêm yên tĩnh vắng lặng. Hồ Xuân Hương vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Tiếng trong mệt mỏi vang lên rồi im lặng, để lại một khoảng trống mênh mông trong lòng người.

Đó không chỉ là thời gian, không gian của tự nhiên mà còn là không gian, thời gian của tâm trạng. Tiếng trống cầm canh nhắc nhở con người về bước đi của thời gian. Từng khắc, từng canh trôi đi. Bóng tối ngập tràn bóng tối. Im lặng nói dài im lặng. Nhưng con người vẫn thức, vẫn chờ đợi mỏi mòn một cái gì đó.

Nếu bài thơ Tự tình I lấy cảm hứng vào lúc gà báo sáng “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” thì bài Tự tình II lại lấy cảm hứng vào lúc nửa đêm. Đó là thời khắc của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp vợ chồng. Vì thế cũng là thời khắc người vợ lẽ hay góa phụ cảm nhận được sâu sắc nhất, đầy đủ nhất, thấm thía nhất cảnh cô đơn, nỗi bất hạnh của thân phận.

Bị tách biệt, bỏ rơi ngay trong chính cuộc sống, chính trong gia đình của mình, gần đấy mà xa đấy, có mà lại như không có khiến cho nữ sĩ vô cùng xót xa. Khát khao đến thế, mong chờ đến thế nhưng đành bất lực, nhà thơ chỉ còn biết phó mặc cho cuộc đời: Trơ cái hồng nhan với nước non

Từ “trơ” gợi lên hết nỗi chán chường, mệt mỏi của con người trong đêm vắng và trong cuộc sống vốn có nhiều bất công. “Trơ” có nghĩa là trơ trọi, cô đơn. “Trơ” còn có nghĩa là tủi hổ, bẽ bàng. mọi cảm xúc tích cực dường như đã bị triệt tiêu hết thảy, chỉ còn lại đấy một cái xác vô hồn, vô cảm mà thôi.

Lại thêm “cái hồng nhan”, một cách nói cường điệu, hóm hỉnh của Hồ Xuân Hương. Vẻ đẹp của người phụ nữ bị rẻ rúng đến cùng cực. nó vốn rất quý giá, đáng được trân trọng nâng niu. Thế mà bây giờ nó được gọi là cái như một thứ đò vật không có giá trị gì.

Thủ pháp đối giữa “cái hồng nhan” và “nước non” tô đậm cảm giác đơn côi, trống vắng. Nếu câu phá đề giới thiệu về không gian và thời gian làm xuất hiện tâm trạng thì câu thừa đề đã diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình. Kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc đưa từ “trơ” lên đầu câu thơ có vai trò nhấn mạnh vào sự trơ trọi, lẻ loi.

Lời thơ tự tình tuy có chút tiêu cực nhưng chứa đầy bản lĩnh của Xuân Hương. Đó là thái độ phản kháng lại đối với số phận, phản kháng lại những luật lệ, ràng buộc cố hữu của xã hội phong kiến áp đặt lên số phận người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc và cũng không có quyền từ bỏ cái khổ đau, bất hạnh mà họ đang phải gánh lấy.

0コメント

  • 1000 / 1000